Tranh khảm trai nổi Vinh quy bái tổ thường được treo trong những gia đình có người thành đạt, có địa vị trong xã hội như một cách để tỏ lòng báo hiếu cha mẹ, vừa mang lại thanh danh cho gia đình. Bức tranh gỗ đẹp được làm từ các loại gỗ quý, gắn lên những miếng trai, ốc được mài giũa tinh xảo làm nổi bật vẻ đẹp của tác phẩm mỹ nghệ truyền thống.
Theo thư tịch thuộc loại cổ nhất ở nước ta, được soạn thảo vào năm 1335, thì chuyện Vinh quy bái tổ có từ thời Lý. Những người đỗ đạt ở kinh kỳ sẽ có hẳn một ân huệ là được vinh quy bái tổ: “An Nam thành lập quốc gia, họ Lý đặt phép khoa cử ba năm một kỳ thi, lấy trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa lang, thành ra điển lệ. Những người thi đậu được ban cấp áo mũ, võng ngựa vinh quy”.
Vinh Quy Bái Tổ không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa, cho cha mẹ họ hàng, làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý Việt Nam. Đây cũng chính là nguồn cảm hứng để các Nghệ nhân dân gian của làng nghề khảm trai sáng tạo ra bức tranh khảm trai nổi Vinh quy bái tổ.
Theo tục lệ Vinh Quy Bái Tổ thì Đậu Tú tài được hàng xã đón rước, đậu Cử nhân được hàng tổng đón rước, đậu Đại khoa (từ Phó bảng trở lên) được hàng huyện đón rước. Sau khi thi, kết quả sẽ được người trong triều tới báo tin về làng và làng cử ngay người đến gặp vị Tân Khoa để xin ấn định ngày Vinh Quy Bái Tổ. Vị Tân Khoa khi trở về làng được Vua ban cho rất nhiều thứ từ yến tiệc, mũ áo, cân đai và những phúc lợi tiền bạc khác. Người trở về làng được đám đông đón rước rất long trọng và có trống đánh hiệu dọc đường. Thứ tự đoàn rước Vinh Quy Bái Tổ theo thứ tự gồm có cờ quạt, đến cờ biển vua ban, tiếp đó là trạng nguyên cưỡi ngựa lọng che trên đầu cùng bốn lính hầu cầm quạt vây quanh. Nếu vị tân khoa đã có vợ thì người vợ cũng được đón rước bằng lọng, trong nhiều đám rước Vinh Quy Bái Tổ còn có mặt của người thầy dạy và cha mẹ của vị đó.
Vinh quy bái tổ là một đề tài được các nghệ sĩ dân gian chú ý tạo hình, có sự sáng tạo khác nhau. Tuy nhiên, mô-típ viên quan đội mũ mão, cưỡi ngựa có người hầu và lọng che là một biểu tượng lặp đi lặp lại trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam và ăn sâu vào tâm thức người Việt như một sự trở về thành đạt.
Bên cạnh đó, cây đa và mái đình cũng là những hình ảnh không thể thiếu trong Bức tranh khảm trai nổi Vinh quy bái tổ. Đó là biểu tượng của làng quê Đồng bằng Bắc bộ, cũng là một trong những nét đặc trưng của văn hoá Việt Nam.
Có thể thấy, việc được Vinh Quy Bái Tổ là một điều tuyệt vời mà ai cũng mong muốn đạt được. Do đó các gia đình nên treo tranh khảm trai nổi Vinh Quy Bái Tổ ở những vị trí dễ thấy trong phòng khách, gian chính nơi các thành viên trong gia đình thường tụ họp hay ở nhà thờ của dòng họ. Đó là cách để mọi người tự hào về thành công của người thân, đồng thời nhắc nhở thế hệ sau cần cố gắng phấn đấu để mang vinh quang về cho bản thân, gia đình và dòng họ.
Bước 1: Thêm sản phẩm vào giỏ hàng
Sau khi khách hàng chọn được sản phẩm cần mua trước khi đặt hàng nên chọn kích thước, hoặc màu sắc sản phẩm. Tiếp theo chọn nút “THÊM VÀO GIỎ”.
Bước 2: Chọn số lượng cần mua
Bước 3: Điền thông tin đơn hàng
Sau khi điền đầy đủ thông tin địa chỉ nhận hàng khách hàng nhấn vào ” Đặt hàng”
Bước 4: Kiểm tra thông tin nhận hàng và chờ đợi shop giao hàng
Mỹ Nghệ Hà Nội chúc khách có những phút giây mua hàng vui vẻ. Chúng tôi luôn ở đây hỗ trợ khách hàng:
Chức năng : xông trầm miếng hoặc trầm bột, có nút điều chỉnh nhiệt độ từ 50 – 250 độ C
Kích thước : ngang 10cm, cao 11,5cm.
Chất liệu : gốm chịu nhiệt tráng men
Phụ kiện kèm theo: Khay kim loại, thìa để xúc bột trầm, nhíp để mở nắp lò lúc nóng hoặc gắp – trở trầm miếng.
Hộp khăn giấy gỗ Hương vân cao cấp hoa văn kiểu triện 22.5x12x8.5cm
Giá gỗ Hương cắm bút, điều khiển, điện thoại, máy tính bảng cao cấp - BT08
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.